Home "Cầm Tay Chỉ Vẽ" Cách Vẽ Khối Lập Phương (Hình Khối Căn Bản)

Cách Vẽ Khối Lập Phương (Hình Khối Căn Bản)

by PICS Studio

Sau bài viết “Hướng Dẫn Đo Tỉ Lệ” chắc các bạn cũng đang rất nôn nóng thực hành vẽ khối ngay, hiểu được điều đó nên bây giờ PICS tranh thủ viết tiếp bài hướng dẫn “Cách Vẽ Khối Lập Phương” cho các bạn xem ngay cho nóng. 

Các bạn lưu ý, đây là bài viết tiếp theo của bài “Đo Tỉ Lệ”, các bạn nên đọc qua bài viết trước đó để nắm khái quát kỹ thuật sử dụng que đo để đo tỉ lệ rồi hẵng đọc tiếp bài viết hướng dẫn vẽ khối lập phương nhé.

Đừng bỏ lỡ: “Hướng Dẫn Đo Tỉ Lệ Khi Vẽ”.

Tác giả bài viết hướng dẫn: Họa sỹ Nguyễn Hoàng Long

… và đây! Đây là khối-lập-phương cho bạn nào chưa biết:

KHỐI LẬP PHƯƠNG

This is KHỐI LẬP PHƯƠNG :))

Tên khai sinh: Khối Hộp (Lập Phương là nickname của ẻm)

Chất liệu: em được tạo ra từ thạch cao hoặc bìa cứng

Mục đích em ra đời: để giúp mọi người hiểu rõ hơn về cấu trúc của “vạn vật”

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT? Nhưng, quả thực đúng là như vậy, khối lập phương là 1 trong 3 hình khối căn bản quan trọng nhất không-thể-bỏ-qua cấu tạo nên vạn vật xung quanh chúng ta đó các bạn (kể cả chúng ta, dĩ nhiên rồi!)

Khối Lập Phương thực sự quan trọng đến thế sao?

  • “Khối Lập Phương vẽ dễ òm, làm gì mà nói quá lên vậy ông tướng!” – Chắc chắn sẽ có người nghĩ như thế. Và PICS thực lòng khuyên các bạn đang học, sắp học, và chuẩn bị học ĐỪNG SUY NGHĨ NHƯ THẾ.
  • Việc học căn bản rất quan trọng, mới tiếp xúc với môn vẽ không nên nhảy vào học skill nâng cao ngay vì nếu làm như vậy, chúng ta sẽ giống như là học-chạy-trước-khi-học-bò vậy.

Khối lập phương đáp ứng được cho chúng ta các skill căn bản như sau:

  1. Skill Quan Sát Mẫu: dễ quan sát được độ lớn chiều cao và độ lớn chiều ngang tổng thể của mẫu (do khối góc cạnh vuông vức).
  2. Skill Dựng Hình: dễ dựng hình, do khối có Ít diện, chỉ có ba diện (diện là mặt nhé các bạn).
  3. Skill Đánh Bóng: dễ đánh bóng, do ánh sáng chiếu vào có thể thấy rõ được các diện nên không bị rối khi vẽ.

Bấy nhiêu đủ thuyết phục các bạn mới học chưa nào?

Và bây giờ chúng ta bắt đầu vào nội dung chính của bài viết hướng dẫn “Cách Vẽ Khối Lập Phương” thôi các bạn!

PICS sẽ lấy hình khối lập phương như dưới đây để làm mẫu vẽ cho các bạn.

KHỐI LẬP PHƯƠNG Luôn luôn nhớ trong đầu rằng, trước khi vẽ các bạn phải quan sát mẫu, QUAN SÁT MẪU.
CÁCH XÁC ĐỊNH 2 ĐIỂM BỊ LỆCH NHAU 1 Nếu có quan sát mẫu, các bạn sẽ dễ dàng nhận ra điểm cao nhất (A) và điểm thấp nhất (B) của khối lập phương đang bị lệch nhau như thế này.

Cách xác định chiều cao của một vật khi 2 điểm giới hạn bị lệch nhau PICS đã có hướng dẫn ở bài viết “Đo Tỉ Lệ”, PICS đăng hình để nhắc lại cho các bạn nhớ mà thôi.

Xong chưa các bạn, giờ PICS hướng dẫn tiếp nè:

Bước 1: Dựng Khung Hình Giới Hạn Độ Lớn Của Khối Lập Phương

13. LẤY CHIỀU DỌC LÀM CHUẨN

14. TÌM TỶ LỆ CHIỀU NGANG

Xác định được độ lớn của chúng hơn kém nhau bao nhiêu xong, các bạn nhớ tỉ lệ đó trong đầu rồi vẽ vào giấy như thế này.

BƯỚC 1 VẼ KHỐI LẬP PHƯƠNG

Bước 2: Xác Định Độ Lớn Của 2 Mặt Sáng/Tối Khối Lập Phương

Do chiều ngang của mặt tối < mặt sáng nên ta lấy chiều ngang mặt tối làm chuẩn để so sánh qua chiều ngang mặt sáng (chiều ngang mặt tối tính từ vị trí cạnh giữa (D) đến vị trí đỉnh phải (E)).

3. TÌM TỶ LỆ MẶT TỐI KHỐI LẬP PHƯƠNG

Theo như trong hình thì mặt sáng > mặt tối khoảng gần 2.5 lần, các bạn nhớ tỉ lệ đó và vẽ vào giấy như thế này.

BƯỚC 2 VẼ KHỐI LẬP PHƯƠNG

Bước 3: Xác Định Độ Lớn Của Mặt Đỉnh Khối Lập Phương

4. TÌM TỶ LỆ MẶT ĐỈNH

BƯỚC 3 VẼ KHỐI LẬP PHƯƠNG

Rất dễ dàng phải không nào???

Sau khi xác định xong độ lớn của các mảng cần thiết, các bạn phác dài các nét phác ra tạo thành khung hình chữ nhật như thế này:

BƯỚC 4 VẼ KHỐI LẬP PHƯƠNG

Bước 4: Xác Định Độ Nghiêng Của Các Cạnh Xiên

Mà khoan đã, cạnh xiên là cạnh nào ấy nhỉ???

CẠNH XIÊN LÀ CẠNH NÀO CỦA KHỐI LẬP PHƯƠNG

Cạnh xiên của khối lập phương đây nè!!!

Để xác định độ nghiêng của các cạnh xiên chúng ta có hai cách như hình minh họa dưới đây:

Các bạn dùng cách nào cũng được, cách nào các bạn có thể thực hành nhanh nhất thì làm thôi!

Cận cảnh quá trình “Dóng Trục” nè:

7. DÓNG TRỤC VẼ CẠNH ĐÁY BÊN TRÁI

8. TƯƠNG TỰ DÓNG TRỤC VẼ CẠNH ĐÁY BÊN PHẢI

Lưu ý: các bạn ban đầu chưa quen với phương pháp “Dóng Trục” nên thực hành và kiểm tra đi kiểm tra lại nhiều lần để xác định độ nghiêng cho chính xác nha (nhất là những bạn bị cận đó).

Và đây là kết quả cuối cùng:

10. DỰNG HÌNH XONG KHỐI LẬP PHƯƠNG

Tèn ten, khối lập phương của chúng ta đây rồi!

CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT? Nhưng, để vẽ khối lập phương chính xác hơn, các bạn nên vẽ-luôn-cả-những-phần-khuất nằm ở phía sau khối lập phương ra giấy. Sau khi dựng hình “chuẩn” rồi, dùng gôm bôi mờ phần bị khuất đi!

Gợi ý cho các bạn cách vẽ các phần bị khuất của khối lập phương nè:

9. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC KHỐI HỘP CĂN BẢN

“Phối Cảnh” là gì? “Đường Tầm Mắt” là gì? Tất cả sẽ được PICS giải đáp tại ĐÂY.

BẬT MÍ XÍU XÍU CHO CÁC BẠN NỘI DUNG BÀI VIẾT SẮP TỚI NÈ

11. DEMO ĐÁNH BÓNG KHỐI LẬP PHƯƠNG

“Hướng Dẫn Đánh Bóng Đúng Chuẩn Cho Người Mới Học”

Các bạn thấy PICS hướng dẫn có dễ hiểu không? Nếu có thắc mắc gì, hãy comment ở phần “Bình Luận” bên dưới để PICS hỗ trợ các bạn kịp thời nha!

Đừng quên like và share bài viết để ủng hộ PICS nếu các bạn thấy nó hay và hữu ích nha! Bye bye các bạn.

Liên hệ ngay với PICS qua các mạng xã hội khác nhé mọi người:

Facebook
Youtube
Pinterest

? Để đăng ký học vẽ, vui lòng liên hệ:
? HOTLINE: 070 592 1147 (Ms. Nhi) hoặc 085 850 7273 (Mr.Long) để được tư vấn miễn phí.
? Địa chỉ: 4/12 đường số 2, khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức

[mailmunch-form id=”813938″]

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Xem Thêm Những Bài Viết Liên Quan Nhé

0
Would love your thoughts, please comment.x