Home Kiến Thức Phân Biệt Animation Và Motion Graphics

Phân Biệt Animation Và Motion Graphics

by PICS Studio

ANIMATION VÀ MOTION GRAPHICS LUÔN LÀ 2 THỂ LOẠI HAY BỊ NHẦM LẪN ĐỐI VỚI CÁC BẠN MỚI BẮT ĐẦU TÌM HIỂU VỀ NGHỆ THUẬT LÀM PHIM HOẠT HÌNH.

Vậy, Animation là gì? Motion Graphics là gì?

Animation và Motion Graphics có những gì giống nhau / khác nhau?

Lúc nào thì nên sử dụng Animation? Lúc nào thì nên sử dụng Motion Graphics?

Cách học Animation và Motion Graphics như thế nào? Ở Việt Nam có thể học 2 ngành này ở đâu?

Và rất nhiều câu hỏi các bạn chưa được giải đáp đúng không? Hiểu được điều đó nên PICS sẽ cố gắng đem đến câu trả lời xúc tích và thực tế nhất cho các bạn ngay bên dưới đây.

Tác giả bài viết hướng dẫn:

Và bây giờ, chúng ta bắt đầu ngay thôi!

ANIMATION PHIM COURAGE THE COWARDLY DOG

Courage The Cowardly Dog Show là bộ phim gắn liền với tuổi thơ của PICS lắm đó, còn các bạn thì sao?

LÀM RÕ KHÁI NIỆM ANIMATION VÀ MOTION GRAPHICS

Đầu tiên, hãy bắt đầu từ việc hiểu rõ khái niệm Animation và Motion Graphics trước đã các bạn nhé. PICS sẽ tóm tắt sơ qua để bạn hình dung mọi thứ được bao quát nhất.

Animation là gì?

  • Animation – hay còn gọi là diễn hoạt (animate) – tức là là nghệ thuật tạo ra “sự sống” cho hình ảnh, bắt nguồn từ những nhu cầu giao tiếp và kể chuyện của con người từ hàng ngàn năm về trước.
  • “Sự sống” ở đây thường được minh họa bằng một chuỗi hình ảnh, tạo ra những hiệu ứng (hay ảo giác) về chuyển động khi được phát theo trình tự thời gian.
  • Ngoài ra, animation còn là từ dùng chung để chỉ những thể loại hoạt hình có sử dụng nhân vật. Bao gồm nhiều cách thức thể hiện khác nhau như Traditional (vẽ tay truyền thống), 3D (khối ảo trên mặt phẳng), Claymation (tạo hình nhân vật và bối cảnh hoàn toàn bằng đất sét ngoài đời thực).

Để có thể hình dung rõ nét nhất về Animation theo cách hiểu “có sử dụng nhân vật”, thì mọi người chỉ cần tưởng tượng ra những bộ phim hoạt hình của Ghibli, Disney hay Pixar, khi họ sử dụng các nhân vật hoạt hình làm phương thức kể chuyện.

ANIMATION PHIM SHAUN THE SHEEP

ANIMATION PHIM PHINEAS AND FERB

ANIMATION PHIM WALL E

Từ trái qua phải là minh họa cho các dạng diễn hoạt: ClaymationTraditional Animation3D Animation.

Toàn là những bộ phim quen thuộc với chúng ta không à.

Motion Graphics là gì?

  • Nếu được dịch và hiểu sát nghĩa luôn thì Motion Graphics có nghĩa là đồ họa chuyển động các bạn à.
  • Motion Graphics mang tới sự sinh động, hấp dẫn hơn những sản phẩm thiết kế đồ họa “tĩnh” thông thường nhờ những chuyển động được các motion designers thiết kế.
  • Vì bản chất Motion Graphics cũng tạo ra chuyển động, nên cũng có thể coi là một thể loại animation. Nhưng Motion Graphics lại thường được áp dụng trong các Explainer Video (video giải thích) hay Animated Logo (logo chuyển động).

Một vài ví dụ về Motion Graphics cho các bạn dễ hiểu.

MỘT MOTION GRAPHICS CHO SẢN PHẨM NHÀ THÔNG MINH SAGE PROTECT

Motion Graphics dạng video giải thích cho sản phẩm nhà thông minh Sage Protect.

Truy cập Behance của designer thực hiện sản phẩm này tại ĐÂY.

ANIMATION LOGO GOOGLE

Còn đây là logo chuyển động của “lão đại” Google.

CÁCH PHÂN BIỆT ANIMATION VÀ MOTION GRAPHICS

Trước khi hiểu rõ sự khác nhau của 2 thể loại này, chúng ta cần phải tìm hiểu những điểm chung của cả 2, và vì sao chúng thường bị nhầm lẫn với nhau đến vậy? Đầu tiên là…

SỰ GIỐNG NHAU

  1. Cả 2 thể loại này đều yêu cầu người thực hiện tạo ra những chuyển động cho nhân vật hoặc vật thể.
  2. Dù các bạn có làm gì cao siêu đi nữa thì 2 thể loại này cũng đều phải tuân theo 12 nguyên tắc tạo sự chuyển động làm nền tảng, qua đó mới tạo được sự chuyển động mang tính tự nhiên cho nhân vật hay vật thể được (hay cao hơn nữa người ta gọi là cái “hồn” của nhân vật).
  3. Animation và Motion Graphics đều phải sử dụng các phần mềm như After Effects hay Toon Boom Harmony trong quá trình sản xuất. Còn VIP hơn nữa thì là… vẽ tay toàn bộ nha các bạn :)))

ANIMATION JOHN LOUNSBERY

ANIMATION PHIM NÀNG TIÊN CÁ

ANIMATION PHIM ROBIN HOOD

Nói chứ, ngày xưa các họa sỹ diễn hoạt của chúng ta đều phải vẽ tay từng chút một, hết nguyên cả một bộ phim dài mấy tiếng luôn đó mọi người.

Thật sự là quá nể phục các tiền bối.

SỰ KHÁC NHAU

Nếu thế sự khác nhau giữa 2 thể loại này nằm ở đâu?

Câu trả lời là ở phần nội dung hay câu chuyện mà chúng truyền tải (storytelling). Trong đó:

  • Animation là phương pháp kể chuyện bằng hình ảnh, có bao gồm nhân vật, hành động, kết chuyện, và cuối cùng là thông điệp mà câu chuyện đó truyền tải. Phương pháp kể chuyện đó có thể được áp dụng dưới dạng phim ngắn, hay thậm chí một phim dài 2 tiếng đồng hồ như những phim chiếu rạp của Pixar.
  • Trong khi đó, Motion Graphics có ý nghĩa tạo ra sự sống và chuyển động cho những thứ vô tri vô giác, như hình khối, vật thể, hay chữ. Mục đích của Motion Graphics là tạo ra những hiệu ứng thị giác, để minh họa cho những nội dung khô khan, khó hiểu khi chỉ giải thích bằng lời (ví dụ như quy trình sản xuất hàng hóa).
  • Các Motion Graphics Designer sẽ thường làm việc trực tiếp với các Graphic Designer (hoặc họ chính là một). Còn các Animators thường chính là các Illustrators, hoặc trực tiếp làm việc với các Illustrators.

TRANH MOTION GRAPHICS CỦA TIANTIAN XU

Các sản phẩm Motion Graphics trong CHALLENGE 100 NGÀY của họa sỹ Tiantian Xu.

VẬY, LÚC NÀO THÌ NÊN SỬ DỤNG ANIMATION? VÀ LÚC NÀO THÌ NÊN SỬ DỤNG MOTION GRAPHICS?

ANIMATION

MOTION GRAPHICS

  • Nếu như bạn đang tìm kiếm đơn vị sản xuất cho một câu chuyện giàu cảm xúc, thì Animation chính là sự lựa chọn phù hợp. Ví dụ như, một câu chuyện ấm áp, chạm tới trái tim khán giả, về việc sản phẩm (hay dịch vụ) của bạn giúp thay đổi cuộc sống của khách hàng như thế nào.
  • Với Animation, thì nhân vật và nội dung là yếu tố cốt lõi nhằm truyền tải thông điệp. Với điểm nhấn là cao trào (climax) về cảm xúc – là yếu tố không thể thiếu trong nghệ thuật kể chuyện, Animation mang đến “ma thuật” kết nối với cảm xúc người xem một cách hoàn toàn chân thật.
  • Motion Graphics là phương án lựa chọn tốt nhất để minh họa hoặc nhấn mạnh một quan điểm hay khái niệm mà bạn muốn truyền tải. Đồ họa chuyển động cũng được sử dụng khi chỉ có hình ảnh mà không cần âm thanh.
  • Các video Motion Graphics có thể đơn giản hóa các dịch vụ hoặc sản phẩm phức tạp và trình bày chúng theo một cách dễ hiểu, dễ nhớ. Hãy coi Motion Graphics như một công cụ hỗ trợ trực quan bằng chuyển động hữu hiệu, rất phù hợp với những dự án bao gồm cả số liệu, biểu đồ và thống kê.

ANIMATION PHIM WALL E (2)

Wall – E, một bộ phim hoạt hình truyền tải thông điệp về môi trường đã chạm vào trái tim của hàng triệu người xem trên toàn thế giới.

TỰ HỌC ANIMATION VÀ MOTION GRAPHICS CÓ ĐƯỢC KHÔNG PICS?

Dĩ nhiên là được, nhưng sẽ hơi gian nan. Vì chắc chắn trở ngại lớn nhất là các bạn sẽ không biết bắt đầu từ đâu. Vì vậy, lời khuyên mà PICS muốn dành cho các bạn thực sự muốn theo đuổi ngành này là:

“PHẢI ĐI HỌC VẼ”

Các bạn bắt buộc phải đi học vẽ thực sự, học sâu hiểu kỹ chứ không phải học hời hợt “cưỡi ngựa xem hoa”. Nếu được, nên đầu tư thời gian thật nhiều vào giai đoạn này, học đầy đủ từ cơ bản đến nâng cao.

Bộ 3 yếu tố tạo thành 1 tác phẩm tốt gồm có:

  • HÌNH HỌA (khối cơ bản, tĩnh vật, phong cảnh, vẽ cơ thể người).
  • MÀU SẮC (nguyên tắc màu nóng – lạnh, gam màu mang yếu tố tâm trạng, kỹ năng cách điệu).
  • BỐ CỤC (yếu tố chính – phụ, các quy luật về sự sắp đặt hình thể mang lại cho người xem nhiều cảm giác khác nhau).

Lưu ý: khi tiến đến giai đoạn vẽ cơ thể người, trong quá trình học hình họa, các bạn nên luyện vẽ ký họa bắt dáng nhanh, thật nhiều dáng người khác nhau để sau này có thể phác họa ra dáng người mà mình tưởng tượng ra trong đầu.

XEM THÊM: khóa học“MỸ THUẬT CĂN BẢN”tại PICS STUDIO.

PICS sưu tầm các bài vẽ dáng người search được trên google để ví dụ cho các bạn nè.

Ngoài học vẽ ra các bạn cũng cần phải chú ý học các kỹ năng khác nữa như:

  • TƯ DUY THIẾT KẾ (xây dựng ý tưởng).
  • NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN (diễn đạt ý tưởng bằng Storyboard).
  • CÁC KIẾN THỨC VỀ PHIM ẢNH, CAMERA, ÁNH SÁNG, NGHỆ THUẬT DIỄN XUẤT.
  • CÁC KIẾN THỨC VỀ ANIMATION (timing, spacing, 12 nguyên tắc tạo sự chuyển động).
  • CÁC PHẦN MỀM LÀM PHIM, HOẠT HÌNH 2D + 3D (After Effect, C4D, Maya).
  • CÁC PHẦN MỀM VẼ KHÁC (Photoshop, AI).

NẾU THÍCH 2 NGÀNH NÀY THÌ CÓ THỂ HỌC Ở ĐÂU ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG HA PICS?

Hiện ở Việt Nam thì đây là 2 ngành khá mới nên các trường có đào tạo 2 ngành này ở bậc đại học chính quy chỉ có mỗi trường đại học Sân Khấu Điện Ảnh Hà Nộiđại học FPT Arena Multimedia thôi, còn lại là các cấp học ngoài đại học. PICS sẽ đưa ví dụ một vài trung tâm tiêu biểu như:

 tại TPHCM tại HÀ NỘI
 
 

Các bạn chịu khó click vào tên các trường để vào website của họ xem thông tin chi tiết nhé.

Các trường bên trên đều dạy hết tất cả kỹ năng cần thiết để các bạn có thể thực hiện được một bộ phim hoạt hình hay một đoạn video motion graphics đúng nghĩa luôn đó.

Riêng việc vẽ tay, để luyện chuyên sâu hơn thì các bạn phải học thêm vẽ ở ngoài thôi, lúc đó các bạn có thể tham khảo thử khóa học “MỸ THUẬT CĂN BẢN” của PICS STUDIO xem sao, hihihihi

OK, vậy là PICS đã làm rõ cho các bạn về 2 thể loại này rồi nè. Nếu vẫn còn thắc mắc, các bạn hãy viết câu hỏi của mình vào phần “Bình Luận” bên dưới để PICS có thể giải đáp trực tiếp cho các bạn kịp thời nha!

Đừng quên like và share bài viết để ủng hộ PICS nếu các bạn thấy nó hay và hữu ích nha!

Liên hệ ngay với PICS qua các mạng xã hội khác nhé mọi người:

Facebook
Youtube
Pinterest

? Để đăng ký học vẽ, vui lòng liên hệ:
? HOTLINE: 070 592 1147 (Ms. Nhi) hoặc 085 850 7273 (Mr.Long) để được tư vấn miễn phí.
? Địa chỉ: 4/12 đường số 2, khu phố 3, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức

[mailmunch-form id=”813938″]

Nhận thông báo qua email
Nhận thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments

Xem Thêm Những Bài Viết Liên Quan Nhé

0
Would love your thoughts, please comment.x